Sake và shochu là hai dòng rượu nổi tiếng ở Nhật Bản. Hãy để Food City giúp bạn phân biệt giữa hai loại rượu này nhé.
I. Phân biệt sự khác nhau giữa rượu sake và rượu shochu Nhật Bản
1.1. Rượu Sake là gì?
Rượu sake là một loại đồ uống được lên men từ gạo, mang đậm truyền thống Nhật Bản. Về hương vị, sake Nhật có một số điểm tương đồng với rượu vang, nhưng quy trình sản xuất của nó thường giống với bia hơn. Nồng độ cồn của sake thường tương đối thấp, khoảng từ 12-14%, làm cho nó trở thành một loại đồ uống dễ uống.
Rượu sake
1.2. Quy trình làm rượu sake
- Xay trắng gạo (Seimai)
Phần vỏ trấu và lớp gạo bên ngoài chứa protein và chất béo, dễ làm mất hương vị và ảnh hưởng đến chất lượng của sake. Chính vì thế, quá trình mài gạo được thực hiện để loại bỏ protein và vỏ trấu này, đảm bảo rượu sake có chất lượng hoàn hảo.
Gạo được xay trắng
- Làm sạch gạo
Gạo sau khi mài sẽ được làm sạch để loại bỏ các phần cám còn lại sau quá trình mài. Sau đó, gạo sẽ được ngâm từ vài phút đến vài giờ (thời gian tùy thuộc vào độ mài của gạo).
Làm sạch gạo
- Ngâm gạo
Việc ngâm gạo trong nước được thực hiện để đảm bảo cơm được nấu chín đều. Thời gian ngâm phụ thuộc vào loại gạo, hương vị sake mong muốn, nhiệt độ, thời tiết và độ ẩm…
Ngâm gạo
- Nấu thành cơm
Sau khi ngâm, gạo sẽ được nấu thành cơm trong vòng 1 giờ. Điều này giúp quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường glucose bởi nấm Koji trở nên dễ dàng hơn. Khi cơm được nấu đúng cách, sẽ có lớp ngoài cứng và lõi mềm hơn, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của nấm Koji.
Gạo nấu thành cơm
- Tạo nấm Koji
Mầm nấm Koji được rải đều lên cơm. Nấm mốc Koji giúp chuyển hóa tinh bột trong cơm thành đường glucose. Để thực hiện quá trình này, cần kiểm soát nhiệt độ với độ chính xác cao (khoảng 30 độ C) và độ ẩm 60% trong vòng 2-3 ngày.
Tạo nấm Koji
- Tạo nấm men Shubo
"Shubo" có nghĩa là “mẹ của rượu” nguồn gốc của rượu sake. Shubo được tạo ra bằng cách kết hợp gạo hấp, men Koji, men rượu và nước trong một thùng nhỏ. Sau đó, hỗn hợp này được lên men trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng để tạo ra một lượng men đủ lớn để sản xuất rượu.
Tạo nấm men Shubo
- Tạo Moromi (Mẻ rượu chính và Lên men)
Khi quá trình lên men hoàn tất, hỗn hợp shubo được chuyển vào một thùng lớn. Sau đó, gạo hấp, men Koji và nước được thêm vào để gia tăng khối lượng shubo. Bước này được lặp lại 3 lần để đảm bảo men rượu hoạt động hiệu quả. Quá trình này tạo ra “Moromi”, một hỗn hợp lỏng màu trắng đang trong quá trình lên men để sản xuất rượu.
Tạo Momori
- Chắt ép
Momori sau đó được đặt vào túi vải và lực được sử dụng để tách dung dịch lỏng ra khỏi hỗn hợp. Phần dung dịch lỏng này chính là rượu sake, phần còn lại là bã rượu. Bã rượu sake thường giàu dinh dưỡng và thỉnh thoảng cũng được sử dụng trong nấu ăn.
Quá trình chắt ép
1.3. 4 Cách thưởng thức rượu Sake
- Ướp lạnh trước khi uống
Ướp lạnh là cách phổ biến nhất để thưởng thức rượu sake Nhật Bản. Bạn có thể đặt chai rượu sake vào tủ lạnh trong khoảng 30 phút trước khi uống để làm giảm nhiệt độ xuống khoảng 7-10 độ C. Sake lạnh không chỉ dễ uống mà còn giữ nguyên được vị tươi ngon ban đầu.
Ướp lạnh rượu sake
- Uống rượu sake đã được hâm nóng
Vào thời tiết lạnh, rượu sake hâm nóng thường được ưa chuộng hơn. Nhiệt độ lý tưởng cho sake nóng là 40-60 độ C. Các nhà hàng hay khách sạn lớn thường có máy hâm nóng sake chuyên dụng để phục vụ khách hàng.
Rượu sake được hâm nóng
- Sake ở dạng uống nhiệt độ phòng
Nhiệt độ phòng thường trong khoảng 20-25 độ C. Nhiều người thích cách uống sake ở nhiệt độ này vì nó giúp cảm nhận rõ nhất được hương vị gốc của rượu sake.
Sake uống ở nhiệt độ phòng
- Uống Sake với đá lạnh
Ngoài các cách trên, bạn có thể uống rượu sake đã được ướp lạnh cùng với đá trong một chiếc ly đặc biệt. Các dòng sake phù hợp với việc uống cùng đá bao gồm Genshu (sake nguyên chất), sake từ gạo hoặc sake chưa trải qua quá trình hâm nóng (seishu).
Uống Sake với đá lạnh
2.1. Rượu Shochu là gì?
Rượu Shochu là một loại rượu chưng cất phổ biến của Nhật Bản, được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau như lúa mạch, khoai lang, hoặc gạo. Loại rượu Nhật này thường có nồng độ cồn khoảng 25% (mạnh hơn so với rượu nho và rượu Sake). Đặc trưng của rượu Shochu là quá trình chưng cất nhiều lần với khả năng pha trộn các thành phần lại với nhau.
Rượu Shochu
2.2. Quy trình làm rượu Shochu
- Làm chín gạo
Quá trình sản xuất rượu Shochu bắt đầu với việc nấu chín gạo. Những hạt gạo được chọn lựa một cách kỹ càng sau khi nấu chín càng trở nên mềm mại, tạo điều kiện tốt cho tinh bột trong gạo tan ra một cách dễ dàng hơn.
Gạo được chọn lọc và nấu chín
- Tạo nấm Koji
Sau khi gạo đã nấu chín và để nguội, một loại bột màu trắng được rắc đều lên bề mặt của cơm. Quy trình này tạo ra nấm Koji, nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất rượu shochu. Nấm Koji giúp tinh bột trong gạo chuyển hóa thành đường để phục vụ cho quá trình lên men rượu.
Tạo nấm Koji
- Thêm nấm men
Có hai loại nấm men được thêm vào sau khi tinh bột trong gạo đã chuyển hóa thành đường. Quá trình này giúp đường tiếp tục chuyển hóa thành cồn và có ảnh hưởng đáng kể đến hương vị và mùi thơm của rượu sau khi sản xuất.
Thêm nấm men
- Bổ sung moromi
Moromi được tạo ra thông qua hai lần bổ sung, mỗi lần được thêm vào với Koji và nấm men. Trong giai đoạn này, người nấu rượu phải kiểm soát nhiệt độ phòng và quá trình lên men hàng giờ.
Bổ sung Momori
- Chưng cất
Có ba loại nguyên liệu chính thường được sử dụng trong quá trình chưng cất rượu shochu, bao gồm lúa mạch, khoai lang và gạo. Phương pháp chưng cất được lựa chọn tùy thuộc vào nồng độ cồn cuối cùng của rượu, có thể là chưng cất truyền thống (đối với nồng độ thấp) hoặc chưng cất liên tục để loại bỏ các thành phần không chứa cồn (nồng độ cao).
Chưng cất rượu Shochu
- Lưu trữ và thêm nước
Rượu Shochu nguyên chất thường có nồng độ cồn cao, do đó, người ta thường pha thêm nước để giảm nồng độ cồn xuống mức mong muốn.
Lưu trữ và thêm nước
2.3. 4 Cách thưởng thức Rượu Shochu
- Pha rượu Shochu với nước nóng
Để có rượu Shochu với nồng độ cồn 15%, bạn có thể pha tỉ lệ 6 phần rượu Shochu 25% độ cồn với 4 phần nước nóng. Khi uống, hãy đổ nước nóng vào cốc trước để pha rượu dễ dàng hơn. Cách thưởng thức rượu này sẽ tăng thêm hương thơm và vị ngọt của rượu, giống với cách uống Sake truyền thống.
Pha rượu Shochu với nước nóng
- Pha rượu Shochu với nước lạnh
Pha rượu Shochu với nước lạnh là cách phổ biến để giữ lại hương thơm tự nhiên của rượu Shochu. Cách này giúp tạo ra một hương vị dịu mát và thích hợp vào những ngày hè nắng nóng.
Pha rượu Shochu với nước lạnh
- Uống Shochu với đá lạnh
Uống Shochu hoặc Awamori (loại Shochu đặc biệt từ Okinawa) với đá sẽ mang lại cảm giác mát mẻ và đồng thời cũng giúp tôn lên hương vị độc đáo của rượu Shochu. Để thưởng thức Shochu trọn vẹn nhất, bạn có thể đặt rượu vào tủ lạnh trước khi uống.
Uống Shochu với đá lạnh
- Pha chế Cocktail Shochu
Kết hợp rượu Shochu với trà, chanh, dâu và các loại nước trái cây khác là một cách thú vị để thưởng thức loại rượu Nhật này. Cocktail Shochu là lựa chọn hoàn hảo cho các bữa tiệc hoặc sự kiện đông người. Bạn cũng có thể tạo ra các biến thể khác nhau dựa trên sở thích cá nhân để phù hợp với khẩu vị của mọi người.
Cocktail Shochu
II. Đơn vị cung cấp rượu Sake, Shochu chính hãng, uy tín và chất lượng
Food City là đối tác đáng tin cậy trong việc cung cấp rượu Sake và Shochu chất lượng cao. Chúng tôi tự hào mang đến những sản phẩm an toàn và uy tín cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo để đáp ứng nhu cầu thưởng thức rượu của bạn:
- Miễn phí vận chuyển trong thành phố Hồ Chí Minh và giao hàng toàn quốc
- Chiết khấu cao cho đơn hàng số lượng lớn
- Tặng thiệp đính kèm, để bạn có thể gửi lời chúc mừng, lời cảm ơn hoặc thông điệp đặc biệt đến người thân yêu
- Thiết kế và cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của quý công ty
- Chứng nhận, giấy tờ với nguồn gốc rõ ràng
Bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp rượu Nhật an toàn và chất lượng? Liên hệ Food City ngay để đặt hàng và tận hưởng trải nghiệm thượng đỉnh cùng rượu Sake và Shochu.